COMICVN.NET
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

COMICVN.NET

COMICVN.NET
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
diễn đàn sang nhà mới. các bạn qua đó xem nhé COMICVN.NET - COMICVN.NET

 

 Một số chiêu thức võ công nổi tiếng

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
LieuKiemPhi

LieuKiemPhi


Tổng số bài gửi : 20
Điểm Thưởng : 5295
Join date : 19/02/2010
Age : 33
Đến từ : Phi Kiếm sơn trang

Một số chiêu thức võ công nổi tiếng Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số chiêu thức võ công nổi tiếng   Một số chiêu thức võ công nổi tiếng I_icon_minitimeFri Mar 05, 2010 6:12 pm

Cái này em sưu tầm thôi, mọi người xem rồi bổ sung nha (mình post cái này vì đa phần nếu như đã thích manhua thì cũng phải yêu luôn kiếm hiệp rồi ^^):

"Như lai thần chưởng" gồm 12 chiêu:

1. Phật Quang Sơ Hiện
2. Kim Đính Phật Đăng
3. Phật Động Sơn Hà
4. Phật Vấn Già Lam
5. Nghênh Phật Tây Thiên
6. Phật Quang Phổ Chiếu
7. Thiên Phật Hàng Thế
8. Vạn Phật Triêu Tông
9. Phật Pháp Vô Biên (Long Kiếm Phi sắp chết ngộ ra chiêu này)
10. Cửu Cửu Quy Nguyên, Phật Tổ Hàng Sanh Thượng Thiên Hạ Địa, Duy Ngã Độc Tôn (Sau này gọi tắt là "Thượng Thiên Hạ Địa, Duy Ngã Độc Tôn")
11. Phổ Độ Chúng Sanh, Lập Địa Thành Phật
12. Thần Ma Hợp Nhất! Bồ Đề Sang Thế! Tinh Vân Khai Hoa! Hư Không Phá Toái (Cuối cùng không ai luyện được, chỉ có danh xưng mà thôi)


Lục Mạch Thần Kiếm của Thiên Long Tự:

1. Thiếu trạch kiếm (ngón út tay trái)
2. Thiếu xung kiếm (ngón út tay phải)
3. Quan xung kiếm (ngón áp út – ngón đeo nhẫn – tay phải)
4. Trung xung kiếm (ngón giữa tay phải)
5. Thương dương kiếm (ngón trỏ tay phải)
6. Thiếu thương kiếm (ngón cái tay phải)

Nguyên Lục mạch thần kiếm có 6 bộ (mạch) kiếm pháp (kể trên) luân lưu
sử dụng. Mỗi bộ kiếm pháp lại chia thành nhiều kiếm chiêu khác nhau,
cho nên so với độc bộ kiếm pháp thì Lục Mạch có thể sử dụng rộng rãi
hơn. Như trong trận Đoàn Dự dùng Lục Mạch đánh bại Mộ Dung thực ra chỉ
sử dụng mỗi lúc một bộ kiếm pháp, sau khi dùng Thiếu thương (bộ này chú
trọng ở chữ mãnh) thì mới dùng đến bộ Thương dương (bộ này trọng công
hơn thủ, chủ yếu ở chữ hoạt)...

Thêm một số tài liệu về 6 bộ kiếm này

1. Thiếu trạch kiếm thì chủ ở chỗ biến hóa

2. Thiếu xung kiếm. Tuy rằng đều là bộ kiếm của ngón út nhưng thiếu
trạch và thiếu xung không hoàn toàn giống nhau, khi phát chiêu có sự
khác biệt về tốc độ và sự khéo léo. Nếu lav nhớ không lầm thì trong
trận gặp Khưu Ma Trí, Thiên Tướng dùng thiếu xung, trong đó có thế phân
hoa phất liễu

3. Quan xung thủ thắng ở điểm vụng về chất phác

4. Trung xung kiếm thì phép phóng ra thu về phải rộng lớn.

5. Thương dương thủ thắng ở điểm xảo diệu, linh hoạt, biến hoá khôn
lường. lav nhớ thương dương có một thế là kim châm độ kiếp vừa nhanh
vừa chuẩn

6. Thiêu thương tuy chiêu thức đơn giản nhưng uy lực lại dũng mãnh vô cùng


Được sửa bởi LieuKiemPhi ngày Fri Mar 05, 2010 6:22 pm; sửa lần 5.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/thuy-hung
LieuKiemPhi

LieuKiemPhi


Tổng số bài gửi : 20
Điểm Thưởng : 5295
Join date : 19/02/2010
Age : 33
Đến từ : Phi Kiếm sơn trang

Một số chiêu thức võ công nổi tiếng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số chiêu thức võ công nổi tiếng   Một số chiêu thức võ công nổi tiếng I_icon_minitimeFri Mar 05, 2010 6:13 pm

Sau đây là tên và ý nghĩa của các chiêu thức trong bộ chưởng pháp "Hàng long thập bát chưởng" chí dương, chí cương, uy chấn võ lâm của Đại bang hội:Cái Bang

1. Phi long tại thiên: hào Cửu ngũ của quẻ Kiền, có nghĩa: "rồng bay lên trời". Khí dương đã phát huy rực rỡ, hoặc con người đã khai mở được bản tâm để phát huy diệu dụng.

2. Kiến long tại điền: lời hào Cửu nhị của quẻ Kiền, có nghĩa là: "con rồng đã hiện ra trên mặt ruộng". Lúc này khí dương bắt đầu được khai mở.

3. Hồng Tiệm ư/vu lục : lời hào Cửu tam quẻ Tiệm, có nghĩa "con chim hồng dần bay đến đậu trên gò đất". Quẻ Tiện còn có tên là Phong sơn tiệm, do được tạo thành bởi quẻ Cấn (là núi) ở dưới và quẻ Tốn (là gió) ở trên. Ý nghĩa tượng trưng của Hồng tiệm vu lục là hào Cửu tam có vị trí trên cùng của quẻ Cấn, là hào dương xử ở ngôi dương, cương kiện năng tiến, do đó mới có tượng "con chim hồng dần bay lên đậu trên gò đất".

4. Tiềm long vật dụng : lời hào Sơ cửu của quẻ Kiền, có nghĩa là: "như con rồng còn đang ẩn náu; không nên dùng". Khi khí dương còn đang tiềm tàng, hoặc bản thể của tâm chưa được phát lột thì không nên hành động.

5. Kháng long hữu hối :lời hào Thượng cửu của quẻ Kiền, có nghĩa: "con rồng lên cao quá sẽ có sự hối hận". Hào dương ở ngôi cao nhất của quẻ thuần dương, như để tâm chìm đắm vào chỗ lưu đãng, hư huyền xa rời mất cõi nhân sinh, ắt sẽ hối hận.

6. Lợi thiệp đại xuyên: có nghĩa: "có lợi trong việc lội qua sông lớn", đây là lời thường dùng trong các quái từ, hào từ của Kinh Dịch. "Đại xuyên" là sông lớn, thường được dùng để ví với sự gian nan hiểm trở.

7. Đột như kỳ lai; lời hào Cửu tứ quẻ Ly, có nghĩa: "thình lình ập tới". Trong hào Cửu tam thì sự đe dọa đã bắt đầu hiện ra dưới hình thức ngọn cầu vồng lấn át ánh nắng chiều, và đến hào Cửu tứ thì đột ngột chuyển thành hiện thực.

8. Chấn kinh bách lý: lời quái từ và lời thoán truyện của quẻ Chấn, có nghĩa: "tiếng sấm động vang xa hàng trăm dặm".

9. Hoặc dược ư uyên : hào Cửu tứ của quẻ Kiền, có nghĩa: "hoặc nhảy vào vực thẳm". Đây là bước rẽ quyết định, con người từ bỏ thế giới rạch ròi của lý trí để đi vào thế giới huyền vi của tâm thức.

10. Song long thủ thủy: tôi chưa tra cứu được xuất xứ, có lẽ tác giả chỉ thuận tay dùng các thành ngữ quen thuộc trong kho tàng văn học Trung Quốc mà đặt tên, theo kiểu các chiêu "Giao long hỷ thủy", "Lưỡng long tranh châu"... thường gặp các tiểu thuyết võ hiệp chứ không phải là câu được chọn ra từ Kinh Dịch.

11. Ngư dược ư uyên

12. Thời thừa lục long

13. Mật vân bất vũ

14. Tổn tắc hữu phu


15. Long chiến ư dã :
lời hào Thượng lục của quẻ Khôn có nghĩa: "rồng đánh nhau nơi đồng nội". Âm đã đến lúc cực thịnh nên tranh nhau với Dương.

16. Lý sương băng chí :
tên đầy đủ là "lý sương, kiên băng chí", lời hào Sơ lục quẻ Khôn, có nghĩa: "dẫm trên sương, thì biết băng dày sắp đang tới". Đây là tượng của khí âm mới sinh.

17. Đê dương xúc phiên

18. Thần long bãi vĩ : Nguyên trong Kinh Dịch không có câu này, mà chỉ có câu "Lý hổ vĩ, điệt nhân, hung" của hào Lục tam quẻ Lý, có nghĩa "đi sau cọp, đạp đuôi cọp, bị nó quay lại cắn, nguy hiểm". Kim Dung giải thích tên chiêu này được lấy từ câutrên, để tả khí thế mạnh mẽ và hung dữ của chiêu thức. Người đời sau thấy chữ "hổ" không hợp trong môn chưởng pháp "hàng long" nên đổi thành "Thần long bãi vĩ"


Đả Cẩu Bổng Pháp

Bổng Pháp Cái Bang 4 chữ nói lên tất cả,đầy đủ tinh thần về 1 trường phái võ công. Bài viết này xin dành tặng những Khất Cái chân chính vẫn ngày đêm ngao du thiên hạ,dùng Đả Cẩu Bổng Pháp - tinh hoa võ học của một Thiên Hạ Đệ Nhất Bang phái để trấn áp quần hùng.
Đả Cẩu Trận chân truyền môn đệ
Vô Cẩu chiêu trấn áp Bang Quy

Lịch Sử Bổng Pháp CB theo Kim Dung truyện:

Cái Bang có 2 môn Thần Công trấn bang là Hàng Long Thập Bát Chưởng cùng Đả Cẩu Bổng Pháp , hai môn võ này được truyền tụng đời đời , các Bang Chủ chấp chưởng đại quyền đều phải biết 2 môn công phu này , Hàng Long chưởng có thể không biết nhưng nhất định phải thông thạo 36 chiêu Đả Cẩu Bổng.
Đả Cẩu Bổng Pháp: Công nhận là ông tổ sư khai môn lập phái của Cái Bang thật lạ, một mặt sử dụng tên 1 con linh vật, Rồng, để đặt tên cho chưởng pháp (Hàng Long thập bát chưởng) mặt khác sử dụng tên một con vật tầm thường, Cẩu, để gọi môn Bổng Pháp chí bảo trấn bang...

Như ta đã biết, Đả Cẩu Bổng Pháp gắn liền với cây Đả Cẩu Bổng danh lừng thiên hạ, tương truyền tất cả các Bang Chủ Cái Bang khi tiếp nhiệm trọng trách đều được Bang Chủ tiền nhiệm dạy cho môn võ công thần diệu này. Nhưng có lẽ ít ai biết được hình dáng thực sự của cây Đả cẩu Bổng . Nó dài 3 thước lẻ 7 phân, thẳng, làm bằng trúc. Còn Đả Cẩu Bổng của Bang Chủ thì làm bằng Lục ngọc , có màu xanh như trúc vậy. Một cây gậy tầm thường như vậy nhưng lại có quyền lực tối cao, có thể sai khiến hàng vạn vạn Bang Chúng dưới quyền.

Tiếp theo là bàn về Đả Cẩu Bổng Pháp , lộ Bổng Pháp này gồm 36 chiêu, chia theo 8 chữ khẩu quyết : buộc, đập, trói đâm, khều, dẫn, khoá, xoay. Tuỳ tình hình địch thủ và gia số võ công mà sử dụng 1 trong 8 chữ khẩu quyết này là có thể khắc địch chế thắng. Điểm lợi hại của Bổng Pháp này là người võ công kém hơn khi đụng đối thủ mạnh cũng có thể chiến thắng nổi, chiêu thức Bổng Pháp biến ảo tinh diệu tuyệt kì. Tiếc là Kim Dung tiên sinh chỉ nhắc sơ qua vài chiêu: Ngao Khẩu Đoạt Trượng (dùng cướp gậy) , Áp Thiên Cẩu Bối (khẩu quyết chữ Khoá), Bổng Đả Song Khuyển (chữ Đập), Bát Thảo Tầm Xà (chữ Đâm) , Lục Phản Cẩu Điện ( chữ Đâm ) , Bát Cẩu Triều Thiên ( chữ Khoá ) ...


Được sửa bởi LieuKiemPhi ngày Fri Mar 05, 2010 6:20 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/thuy-hung
LieuKiemPhi

LieuKiemPhi


Tổng số bài gửi : 20
Điểm Thưởng : 5295
Join date : 19/02/2010
Age : 33
Đến từ : Phi Kiếm sơn trang

Một số chiêu thức võ công nổi tiếng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số chiêu thức võ công nổi tiếng   Một số chiêu thức võ công nổi tiếng I_icon_minitimeFri Mar 05, 2010 6:15 pm

Độc cô cửu kiếm có 9 nguyên lý chính:

* Tổng quát thức: Là các quy luật chung, các quy tắc biến hóa trong kiếm thuật: di chuyển, quan sát, tấn công... Các biến hóa trong tổng quát thức dựa trên các quy luật biến hóa của bát quái trong Kinh Dịch với 360 cách biến hóa.

* Phá kiếm thức: Là các quy tắc phá kiếm thuật.

* Phá đao thức: Các quy tắc tấn công đối thủ dùng đao.

* Phá thương thức: Quy tắc tấn công các đối thủ sử dụng thương, giáo, kích, gậy...

* Phá tiên thức: Hóa giải cương tiên, thiết giản, điểm huyệt...

* Phá sách thức: Phá trường sách, nhuyễn tiên, tam thiết côn, trùy...

* Phá chưởng thức: Hóa giải quyền, cước, chỉ, chưởng (võ công sử dụng trực tiếp tay, chân, công lực...)

* Phá tiễn thức: Dùng để phá các tên, ám khí.. chẳng những dùng kiếm gạt ám khí mà có thể phản công trở lại.

* Phá khí thức: Dùng để hóa giải các đối thủ có nội công thượng thặng.

Độc cô cầu bại trước khi chết đã chôn các thanh kiếm của mình trong đá với ba triết lý:

* Lúc trai trẻ lòng đầy nhiệt huyết mà thiếu sự chín chắn thì sử dụng tử vi kiếm là thanh bảo kiếm sắc, nhẹ và linh hoạt.

* Khi đạt độ chín của suy nghĩ và sức lực, sử dụng thanh kiếm sắt nặng nề mà không sắc bén.

* Khi bắt đầu về già, suy nghĩ và kiếm thuật đạt trình độ cao, vũ khí chỉ còn là thanh kiếm gỗ và đạt mức thượng thừa thì không kiếm mà thắng đối thủ, bất cứ thứ gì cũng là kiếm.

Độc cô cửu kiếm

"Chiêu số là phần tĩnh, người phát chiêu mới là động. Chiêu số tĩnh phá giải kỳ tuyệt đến đâu mà khi gặp chiêu số động liền chịu bó tay, vì vậy người học võ luôn cần nghĩ đến chữ động.... Luyện võ và sử chiêu linh động mới chỉ là bước đầu, luyện đến trình độ ra tay không còn chiêu thức mới tiến vào trình độ tuyệt luân. Theo người thì những chiêu luyện tới chỗ tối cao là không tài nào phá giải được. Ý nghĩ đó chỉ đúng có một điểm là chiêu thức dù có cao đến đâu mà để đối phương tìm thấy đường lối là có thể nhận ra kẽ hở phá mình ngay. Còn như đã không có chiêu thức thì địch nhân còn phá vào đâu?"


Ám nhiên tiêu hồn chưởng gồm có tổng cộng 17 chiêu:

Tâm kinh nhục khiêu
Khởi nhân ưu thiên
Đà nê đới thủy
Vô trung sinh hữu
Bồi hồi không cốc
Lực bất tòng tâm
Hành thi tẩu nhục
Đảo hành nghịch thi
Phế tẩm vong thực
Cô hình chích ảnh
Ẩm hận thôn thanh
Lục thần bất an
Cùng đồ mạt lộ
Diệp vô nhân sắc
Tưởng nhập phi phi
Ngai nhược mộng kê
Ngọc Nữ tâm kinh
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/thuy-hung
cloud6689

cloud6689


Tổng số bài gửi : 43
Điểm Thưởng : 5431
Join date : 03/02/2010

Một số chiêu thức võ công nổi tiếng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số chiêu thức võ công nổi tiếng   Một số chiêu thức võ công nổi tiếng I_icon_minitimeSat Mar 06, 2010 9:55 pm

Sưu tầm kinh quá , riêng đọc không thôi cũng mệt gần chết . Trong mấy loại võ công trên mình cảm thấy thik nhất là độc cô cửu kiếm . Uy lực phát ra chủ yếu bởi nguời dùng và không ai giống ai . Lệnh Hồ Xung mất hết nội lực mà nhờ bộ kiếm pháp này đánh đâu thắng đó .

Duơng quá luyện huyền thiết trọng kiếm của độc cô cầu bại cũng đánh cho mấy bọn dũng sĩ bên mông cổ chạy cong đít hết .
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Một số chiêu thức võ công nổi tiếng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số chiêu thức võ công nổi tiếng   Một số chiêu thức võ công nổi tiếng I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Một số chiêu thức võ công nổi tiếng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phong Vân II (Điện ảnh mãn họa) hồi 1 (kết thúc)
» Các truyện dự định thực hiện trong tháng 3
» Các trang truyện tranh tiếng Hoa
» Các trang web truyện tranh tiếng Việt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
COMICVN.NET :: Manhua Land :: Thảo luận về Manhua-
Chuyển đến